Chăm sóc lông gà đá – Cách nuôi gà tơ nhanh sung hiệu quả


Giai đoạn từ 7 - 8 tháng tuổi anh em sư kê nên chăm sóc lông gà đá đúng cách, để giúp gà chiến nhanh lớn hiệu quả. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp anh em biết được những kinh nghiệm chăm sóc da và lông gà đá chuẩn nhất.

Nội Dung

Giai đoạn từ 7 – 8 tháng tuổi anh em sư kê nên chăm sóc lông gà đá đúng cách, để giúp gà chiến nhanh lớn hiệu quả. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp anh em biết được những kinh nghiệm chăm sóc da và lông gà đá chuẩn nhất.

Cách chăm sóc lông gà đá – tỉa lông

Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc lông gà đá cựa sắt và gà đá đòn. Anh em có thể tham khảo để áp dụng phương pháp phù hợp trong quá trình nuôi gà đá của mình.

Chăm sóc lông gà đá đòn

Đối với gà đòn tơ thì cách chăm sóc là việc quan trọng và cần thiết để thuận tiện cho việc om bóp giúp da da đỏ, dày và khỏe. Anh em có thể tiến hành cắt tỉa lông gà nòi khi thấy chân lông ở phần cổ gà đã nhỏ hay khô lại. 

hướng dẫn cách tỉa lông gà chọi đúng cách

Cách chăm sóc – kỹ thuật cắt tỉa lông từng vùng

  • Cắt tỉa lông đầu và cổ gà đòn tơ: Nên thực hiện cắt lông ở khu vực từ phần đốt xương cổ đầu tiên đến cuối cổ gà. Không cắt lông ở phần từ đỉnh đầu gà đến chỗ tiếp giáp với xương cổ đầu tiên.
  • Cắt lông dưới cánh gà nòi đòn: Thực hiện cắt gọn gàng phần lông ở bên dưới cánh gà kéo dọc đến hậu môn. Tránh không cắt tỉa phần lông mã và lông phía trên lưng gà.
  • Lông phần bụng gà: Nên cắt tỉa sạch sẽ vùng lông ở mặt sau đùi đến phao câu gà, nhằm giúp gà hạ thân nhiệt nhanh chóng.
  • Phần lông đùi gà: Khu vực đùi non gần hông nên cắt tỉa lông gọn gàng. Không cắt tỉa lông từ gối gà lên phía đùi khoảng 5cm. Phía trước đùi gà và phần trong đùi non sư kê có thể cắt tỉa sạch lông để thuận tiện cho việc phun hậu và ấp nước.
  • Trong cách cắt tỉa lông gà đòn tơ anh em nên chừa lại vài cọng lông đuôi để ngăn gió lùa vào hậu môn. Đặc biệt không nên nhổ lông gà tránh khiến gà bị đau và khi mọc lông lại không đều gây mất thẩm mỹ.

Chăm sóc lông gà đá cựa sắt

Cách chăm sóc lông gà đá cựa sắt thì các sư kê chỉ cần giúp cho bộ cánh của chúng được gọn gàng. Tránh không để lông gà quá dài gây vướng víu, ảnh hưởng khả năng thi đấu. Nhưng cũng không được để lông gà đá cựa sắt quá ngắn, bởi vì phần lông không những giúp chiến kê có ngoại hình đẹp mà còn giúp giữ thăng bằng tốt hơn.

Hướng dẫn chăm sóc lông gà đá – gà tơ nhanh ra lông

Thời điểm gà đá thay lông thì chúng sẽ không chịu đá hoặc không muốn tham gia bất kỳ hoạt động nào. Vậy nên sư kê cần nên tham khảo các cách chăm sóc lông giúp gà tơ nhanh mọc lông. 

Cách chăm sóc lông gà đá tơ vào lúc bắt đầu thay lông

Giai đoạn gà đá tơ bắt đầu thay lông, anh em nên cho chúng ăn tăng cường thêm các loại rau xanh như: giá, cà chua, xà lách,… Đồng thời giảm bớt lượng thức ăn từ thóc lúa. Chế độ ăn này sẽ giúp gà tơ có được lỗ chân lông thông thoáng, dễ mọc lông mới hơn và không bị tăng cần.

Chăm sóc lông gà đá tơ khi đang mọc lông

Cách chăm sóc gà đá tơ giai đoạn đang mọc lông với dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp chiến kê sở hữu được bộ lông mã đẹp. Lúc này nên đảm bảo khẩu phần ăn cho gà đá đang mọc lông hằng ngày đầy đủ chất gồm:

  • Bổ sung thêm đậu phộng và rau xanh trong khẩu phần ăn của gà đá
  • Dùng thêm viên dầu cá cho gà trong 6 ngày, cứ cách 2 ngày cho gà uống 1 viên.
  • Giảm lượng thóc cho gà ăn xuống bằng khoảng 2/3 chế độ ăn thương ngày. 
  • Vô mồi cho gà bằng thịt tươi và trứng cút để giúp bộ lông mới ra được mượt mà hơn.
  • Hạn chế tắm rửa thường xuyên cho gà đá tơ trong giai đoạn đang mọc lông.

Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc gà đá

Cách chăm sóc lông gà đá khi đã khô lông

Khi gà đá đã rụng toàn bộ lông cũ và thay thế bằng bộ lông mới được gọi là gà chọi đã khô lông. Lúc này anh em cần chăm sóc lông gà đá để chiến kê có được bộ lông đẹp mắt, khỏe mạnh. 

Giai đoạn này lông gà đá sẽ rất nhạy cảm, vì vậy không nên để gà chiến tiếp xúc nhiều vì có thể khiến lông dễ bị gãy rụng. Lúc này cũng không cần tắm thường xuyên cho gà đá tơ, anh em chỉ cần vệ sinh cho gà 1 lần mỗi tuần bằng cách lau khô nhẹ nhàng và phơi nắng sớm. 

Cách chăm sóc lông và da gà đá bằng việc om bóp, vào nghệ

Nếu chiến kê của anh em là gà đá tơ dưới 1 năm tuổi thì không nên om bóp sớm. Vì lúc này da của chúng chưa hoàn thiện nên sử dụng rượu nghệ om bóp có thể khiến gà lâu phát triển. Cách om bóp gà đá ở miền Bắc và miền Nam sẽ khác nhau cụ thể như sau:

  • Miền Bắc: Các sư kê thường nấu nước trà xanh và ngải cứu để lau người cho gà đá vào buổi sáng sớm.
  • Miền Nam: Sư kê thường ngậm rượu phun vào người của gà đá vào buổi sáng để giúp máu huyết lưu thông. Sau đó cho gà chiến tắm nắng và tiếp tục phun rượu thêm một lần nữa vào buổi trưa rồi mới tắm cho gà. Sau khi tắm gà xong thì lau lông và đợi lúc lông gà khô thì tiếp tục phun thêm một lần rượu nữa.

Đối với những chiến kê đã trưởng thành thì không thể bỏ qua quá trình vào nghệ. Việc này nhằm giúp da gà đỏ, săn chắc, hạn chế bệnh về da và tăng khả năng chịu đòn, bền bỉ khi thi đấu. Sau 6 tiếng vào nghệ thì sư kê sẽ tiến hành thao tác ra nghệ bằng cách om bóp gà với nước trà xanh và rượu.

Vào nghệ là một công đoạn không thể thiếu 

Cách nuôi gà đá tơ nhanh sung bằng cách ngâm chân với bài thuốc dầm cán

Các sư kê lâu năm thường sử dụng bài thuốc dầm cán để ngâm chân cho gà chọi gồm các thành phần: Lá trầu không, muối, ngải cứu, nước hoặc nước tiểu trẻ con. Ngâm chân gà khoảng 10 phút mỗi ngày với bài thuốc này, sẽ giúp chiến kê có được đôi chân chắc khỏe, đá có lực. 

Ngâm chân gà đá với bài thuốc dầm cán

Kết bài

Qua bài viết này chúng tôi hy vọng đã giúp anh em biết được các cách chăm sóc lông gà đá, chăm sóc da bằng cách om bóp, vào nghệ và ngâm chân gà đá gà trực tiếp hiệu quả. Chúc anh em thành công!

Xem thêm : Cách nuôi gà đá bo lớn theo kỹ thuật của các cao thủ , đá gà cựa dao

TẮT QUẢNG CÁO [X]
TẮT QUẢNG CÁO [X]